3.x Lao động bỏ trốn tại Nhật sẽ bị sử phát như thế nào?

Thảo luận trong 'Mua bán & rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi ctyxkld2016, 2/3/17.

  1. ctyxkld2016

    ctyxkld2016 Rất tích cực

    Bài viết:
    71
    Likes :
    0
    Hàng năm các cong ty xuat khau lao dong nhat ban tai ha noi đã phái cử trung bình trên 20.000 thực tập sinh kỹ năng đi lao động và làm việc tại Nhật Bản. Con số này đang tăng mạnh hàng năm do nhu cầu bù đắp vào lực lượng lao động thiếu hụt tại Nhật bản cũng như do xu thế dịch chuyển tuyển dụng thực tập sinh Trung quốc sang tuyển dụng thực tập sinh đến từ Việt nam của các nhà tuyển dụng Nhật.

    Con số 20.000 lao động của năm 2014 và dự kiến gần 25.000 lao động của năm 2015 là khá lớn nếu so với các năm trước đây, nhưng cũng rất nhỏ bé nếu so với số lượng lao động xuất khẩu đi Đài loan ( gần 100.000 người ) hoặc một số nước khác, và rất nhỏ so với nhu cầu tuyển dụng của các công ty Nhật bản. Tại sao Việt nam không thể tăng trưởng mạnh con số này dù phía Nhật rất cần lao động? Thủ tục tuyển dụng phái cử phức tạp, ý thức của lao động và tỷ lệ bỏ trốn cao đang là 4% có thể là nhiều lý do khác nhau.
    [​IMG]

    Tu nghiệp sinh bỏ trố sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật

    – Nếu thực tập sinh ở lại quá thời hạn hợp đồng – gọi là ” lưu trú bất hợp pháp” -, nếu bị phát hiện bắt giữ và buộc về nước thì lao động phải chịu mọi chi phí và bị cấm đến Nhật trong vòng 5 năm. Theo luật Nhật bản, ở lại lưu trú bất hợp pháp có thể bị ghép vào khung hình phạt tù tới 3 năm hoặc phạt tiền tới 3 triệu yên. Trường hợp dùng giấy tờ giả hay vi phạm pháp luật có thể bị xử lý hình sự .

    =>> xem thêm : cách phỏng vấn đi nhật

    – Nếu người lao động đầu thú, tự giác ra trình diện mà không bị vi phạm pháp luật thì sẽ không bị câu lưu, được cho về nước và chỉ bị cấm nhập cảnh trở lại trong vòng 01 năm.

    – Nếu lao động vẫn còn thời hạn lưu trú ( visa ) mà bỏ trốn ra ngoài, không làm việc hay cư trú tại một nơi rõ oil, và không vi phạm pháp luật thì nếu bị bắt được cho về bình thường, và phải giải quyết hoặc đàm phán giải quyết các vướng mắc liên quan tới xí nghiệm làm việc trước đó. Tư cách lưu trú còn lại cũng bị đóng dấu hết hiệu lực.

    – Trường hợp lao động còn thời hạn lưu trú, bỏ công ty tiếp nhận ra làm việc ở công ty khác có nhận lương, bị oil à “hoạt động ngoài tư cách” thì sẽ bị cưỡng bức về nước và xử phạt hình sự. Nếu làm việc quá thời hạn lưu trú sẽ bị xử lý giống như trường hợp ” lưu trú bất hợp pháp”.

    – Về hình thức xử lý phía Việt nam. Chắc chắn lao động bỏ trốn sẽ bị thông báo đến chính quyền địa phương và mời gia đình lên làm việc yêu cầu liên lạc với con em để về nước. Tùy địa phương có thể lao động sẽ không được làm các thủ tục xác nhận của địa phương nếu muốn đi XKLĐ nước khác. Lao động sẽ bị phạt toàn bộ số tiền phí xuất cảnh và khoản tiền ký quỹ đã nộp, cũng như không nhận được các loại tiền trợ cấp từ phía Nhật bản. Các địa phương có nhiều lao động bỏ trốn thì các lao động có hộ khẩu tại đây có thể bị cấm không cho làm thủ tục xuất khẩu lao động sang Nhật bản như một số địa phương miền Trung và miền Bắc 2 năm trước đây, Tổ chức hợp tác lao động quốc tế Nhật bản ( IM Japan ) tháng 5-2015 đã dừng tiếp nhận lao động các tỉnh miền Bắc cho một chương trình tuyển chọn TTS đi Nhật bản. Chương trình này kết hợp với Bộ LĐTB và XH với rất nhiều ưu đãi với một số ngành nghề có thời hạn HĐ tới 5 năm và tuyển cả điều dưỡng hộ lý, cũng như trợ cấp sau khi hoàn thành hợp đồng thực tập.

    – Lao động bỏ trốn ngoài việc đối mặt với các cơ quan pháp luật như trên, cuộc sống của các bạn khi làm việc ngoài vòng pháp luật là hết sức rủi ro, không đảm bảo điều kiện sinh hoạt, trốn chui lủi sợ bị bắt, ốm đau tai nạn không có bảo hiểm, có thể bị lừa đảo môi giới việc, nhà ở ký túc và nhiều hệ quả sẽ ảnh hưởng tới thế hệ tu nghiệp sinh sau này đi làm việc tại Nhật theo các công ty xuất khẩu lao động sang nhật bản . Liệu thu nhập bên ngoài của các bạn có xứng đáng để bù lại hay không.
     
comments powered by Disqus

Chia sẻ trang này